Kể từ ngày xưa, nhiều thế hệ ở đất Thừa Thiên đã trao truyền lời răn nổi tiếng, được gọi là “Thừa Thiên Tứ Bất”, Bốn điều cấm kỵ không nên làm.
“Bất giao Nguyệt Biều hữu Bất thú Dạ Lê thê Bất ẩm Thạch Hàn thuỷ Bất thực Lương Quán kê” Những điều căn dặn này có nghĩa là Đừng có kết bạn với đàn ông làng Nguyệt Biều Đừng lấy vợ từ làng Dạ Lê Đừng uống nước từ sông Thạch Hàn Đừng ăn gà của làng Lương Quán
Làng Thủy Biều được lập nên như thế nào?
“Nguyệt Biều Lương Quán bao xa, cách nhau cái hói hóa ra hai làng”. Như nhiều người biết, hai làng này thật ra cạnh nhau, từng cách con sông Lý Nhân, và giờ hợp thành phương Thủy Biều. Các gia đình địa phương, người dân làng Thủy Biều nổi tiếng về truyền thống hiếu khách, hiếu học và trung thực, và gà làng Lương Quán cũng khá đặc sắc do đất đai, môi trường xanh. Vậy tại sao không ăn gà Lương Quán. Có lời giải thích nào cho lời nguyền này chăng? Trong khi dạo chơi quanh làng Thủy Biều, trò chuyện với các bậc cao niên, chúng tôi biết được một truyền thuyết có thể mang lại chút ánh sáng cho sự kỳ bí “bất thực lương quán kê”. Huyền thoại Gà Trống hy sinh và Anh Hùng Bảy Vọt.
Huyền thoại Gà Trống và Anh Hùng Bảy Vọt
Thủy Biều, theo nghĩa đen là biều (bầu) nước ngọt do ba mặt của làng đều bao bọc bởi dòng sông Hương. Ở đây từng có một vạn đò, gọi là Vạn Thọ Cương nơi ông Đặng mưa sinh.
Ngày xửa ngày xưa, có một người tên là Đặng Văn Quý. Ông rời gia đình và chèo thuyền ngược dòng sông Hương để tìm một nơi lý tưởng cho mình, bắt đầu một cuộc sống mới. Sinh ra trong một gia đình được học hành tử tế, ông Đặng có chút kiến thức về Phong thủy, nên khi đến đoạn trước chùa Thiên Mụ, thấy dòng nước, thế núi, ông đã bằng lòng cho neo đậu bên bờ. Đó là vị trí làng Thủy Biều ngày nay. Ông Đặng hành nghề chài lưới để mưu sinh, dần dần những người khác cũng tham gia cùng ông và sớm hình thành làng nổi Vạn Đò Thọ Cương. Vạn Đò có nghĩa là một cụm dân sống trên đò, thuyền. Nhà và nơi cư trú chính của họ là trên thuyền tam bản. Họ là dân thủy diện, di cư và không được cấp đất. Đối với nhóm dân di cư này, niềm tự hào chung của họ là chú gà trống của ông Đặng, một giống gà quý đến từ làng Đình Bảng, miền Bắc mà ông đã tốn rất nhiều tiền để mua. Mỗi sớm, khi sương chưa tan, chú gà trống của ông Đặng dũng mãnh đứng trên chiếc thuyền tam bản, cất cao tiếng gáy. Tiếng “Ò Ó… Ó” từ làng nổi Thọ Cương theo làn gió, xuyên qua làn sương mù, đến gần Nguyệt Biều, Làng Trường Thi, Kim Long, như một hồi chuông đánh thức mọi người. Tiếng gáy của nó dần trở thành một thói quen đẹp, hàng ngày, khiến dân địa phương ví nó ngang với tiếng đại hồng chung của chùa Thiên Mụ.
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Cương
(Gió thổi đung đưa cành trúc.
Tiếng chuông chùa Thiên Mụ vang vọng hòa cùng với tiếng gà gáy làng Thọ Cương)

Thật không may, hạnh phúc lan tỏa của dân vạn đò và lời khen ngợi tiếng gà gáy sáng đã dẫn đến sự ghen tị của kẻ có quyền. Một ngày nọ, Lý trưởng của làng Nguyệt Biều quyết định sẽ kiểm tra ngôi làng ngụ cư “bất hợp pháp” trên đất của ông ta, để phô trương quyền lực của mình và đưa ra một số hình phạt đối với những dân không có tất đất cắm dùi này. Ông ta dọa đuổi tất cả mọi người đi xa khỏi vùng đất của mình, nếu không họ phải hiến tặng cho ông một thứ gì đó quý giá. Ông ngầm nhắc đến con gà trống nổi tiếng của ông Đặng Văn Quý. Đó thật sự là một đòi hỏi nghiệt ngả. Sau cuộc họp chóng vánh người dân nghèo khác, ông Quý đành đau lòng chấp nhận hy sinh con gà trống yêu quý của mình cho Lý trưởng. Tuy nhiên, ông cũng quyết tâm đổi lại thứ gì đó cho vạn đò của mình. Cần phải có một giao kết.
Vào một buổi sáng, Ông Đặng Văn Quý và Lý trưởng gặp nhau tại bãi đất bồi ven sông Hương, dưới sự chứng kiến của dân làng, quan chức địa phương để hiến tặng con gà trống. Đổi lại, ông Đặng xin một mảnh đất để sau này cư dân vạn đò còn có chỗ phơi lưới cá. Lý trưởng chấp thuận cho ông Đặng đo đạc mảnh đất giao kèo, bằng cách gắn vào chân ông một tảng đá và để ông nhảy bảy bước tính từ mép nước. Khi cú nhảy cuối cùng đáp đất, tảng đá sẽ rơi xuống và đánh dấu ranh giới miếng đất được cho. Không ai biết điều gì đã xảy ra, dường như có sức mạnh thiên nhiên hậu thuẫn chô ông Đặng, ông ấy đã nhạy vọt xa đến mức không ai có thể tưởng tượng được. Kết quả là ông mang về cho dân vạn đò một mảnh đất rất lớn.
Nhưng cũng kể từ ngày đó, không ai còn được nghe lại tiếng gáy mỗi sớm của chú gà trống nữa. Có lẽ nó quá buồn và chán nản để gáy cho ông Lý trưởng tham lam, đã nhốt nó vào một chiếc lồng kín. Cũng như ông Đặng, chú gà có một tâm hồn phóng khoáng, nó thích được sống trên thuyền cùng dân vạn đò. Hoặc cũng có thể, nó đã chết quá nhanh khiến Lý trưởng oán trách mà đuổi cả dân vạn đò đi. Về phần ông Đặng, ông ấy cũng đau buồn rồi qua đời. Hôm ấy, nước sông Hương đổi màu vàng úa.
Lần theo huyền thoại làng Thủy Biều
Ngày nay, khi đến tham quan Làng Thủy Biều, bạn sẽ nhìn thấy một cái miếu nhỏ dưới gốc đa cổ thụ. Người ta nói rằng đó là miếu thờ ông Đặng, khai canh của làng Lương Quán và người ta gắn ông với huyền thoại Bảy Vọt. Đặng cũng là một trong những dòng họ lâu đời ở làng Thủy Biều. Có lẽ ngày xưa, người ta truyền rằng “Đừng ăn gà của Lương Quán” cũng có thể là để thương nhớ con gà trống của ông Đặng chăng.

Thật ra, làng Nguyệt Biều hay Thủy Biều nổi tiếng với truyền thống khoa bảng. Lương Quán cũng là một ngôi làng xanh mát, nhiều di sản văn hóa. Hãy để chúng tôi đưa bạn khám phá làng Thủy Biều xanh tươi, yên bình qua tour “Hương thơm làng Thủy Biều“(5 giờ, xe đạp, du thuyền và ăn trưa trong một gia đình hiếu khách)