Dệt zèng còn hơn cả một nghệ thuật. Đó là di sản văn hóa phi vật thể được gìn giữ bởi những phụ nữ dân tộc Tà Ôi ở vùng núi A Lưới ở miền Trung. Zèng không chỉ cầu kỳ mà còn biểu đạt một cách sống động các giá trị trong đời sống văn hóa, giúp zèng trở thành một trong những nghệ thuật dệt thổ cẩm tinh tế nhất.
Zèng là một sự trình diễn sinh động các màu sắc và hoa văn dân tộc của phụ nữ Tà Ôi. Nó rất tỉ mĩ và không thể được làm bằng máy. Các nghệ nhân thường ngồi bệt trên sàn, sử dụng một khung dệt cuộn sợi vải kéo dài đến lưng, còn chân giữ chặt khung tre. Màu đen là chủ đạo, làm nền để các hoạt tiết và cườm trắng tạo thành các hoa văn, đan xen với các màu phổ biến khác. Kỹ thuật khó nhất là xâu các hạt cườm vào để tạo hoa văn. Việc này được thực hiện dần trong quá trình dệt, cần rất nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm để có một sản phẩm hoàn hảo. Có khoảng 76 hoa văn phổ biến trong thổ cẩm zèng, phản ánh nhân sinh quan, tính ngưỡng và đời sống hàng ngày của người Tà Ôi.
Trải nghiệm dệt thổ cẩm zèng ngay tại bản làng của người Tà Ôi, trong một hành trình một ngày khám phá A Lưới, cách Huế 75km. Qua hành trình xanh đến vùng núi này, bạn có thể học, làm, cảm và chia sẻ với các nghệ nhân khéo léo, chăm chỉ để học các kỹ thuật nguyên sơ mà tinh tế của dệt thổ cẩm zèng. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua các mặt hàng lưu niệm, trang trí từ thổ cẩm zèng ở trên Cửa Hàng Sản Phẩm Làng Nghề để hỗ trợ thêm cho hợp tác xã phụ nữ ở A Lưới. Đây sẽ là sự hỗ trợ lớn lao để bảo tồn di sản cũng như cải thiện sinh kế bền vững.