Chúng tôi giúp khách du lịch hiểu và tiếp cận được sản phẩm làng nghề và nghệ thuật truyền thống. Các tour tích hợp khám phá làng nghề làm phong phú thêm các trải nghiệm văn hóa và giúp nghệ nhân bảo tồn tri thức của tổ tiên. Cửa Hiệu của chúng tôi giới thiệu các món quà tặng handmade, đồ lưu niệm với thiết kế đổi mới sáng tạo, thân thiện với môi trường để du khách dễ dàng mua trước, trong, sau tour.
Khám phá các làng nghề truyền thống Việt Nam tạo ra các cơ hội cụ thể cho việc trao đổi giữa du khách và cộng đồng đón tiếp. Người Việt từ sớm đã biết tích hợp các nghề thủ công vào kinh tế nông thôn và dần hình thành nên các làng nghề chuyên biệt. Giống như ở nước Ý, liên minh, hợp tác của các hộ gia đình dần trở thành xương sống phát triển kinh tế địa phương. Các làng nghề gìn giữ những kỹ năng, kiến thức và các mối quan hệ vượt xa lũy tre làng và cung cấp một nguồn thu nhập đáng kể bổ sung cho việc nông nghiệp. Các làng nghề đã và đang là chiếc gạch nối giữa quá khứ và tương lai. Sau nhiều thập kỹ bị thờ ơ, giờ đâu nhiều di sản văn hóa, kiến trúc liên quan đến làng nghề đang dần được không phục. Các Lễ Hội, Nghi Thức vinh danh Tổ Nghề, Thần Hoàng làng cũng được tái hiện.
Điều này làm nổi bật sức sống của di sản phi vật thể của làng quê, là một nguồn cảm hứng lớn lao để tạo nên một loại hình du lịch tinh tế, đề cao văn hóa của dân tộc khác (UNESCO)
Sứ mệnh của chúng tôi là “Tích hợp Du Lịch Chậm và Làng Nghề Việt Nam Chúng tôi phát triển hồ sơ làng nghề, số hóa sản phẩm và tổ chức các tour ảo, tour trải nghiệm thực tế theo vùng miền và nhóm dân tộc.
Từ 2017, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã phát động chương trình Mỗi Xã Một Sản Phẩm (OCOP). Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 5100 làng nghề với 4,823 sản phẩm có tính cạnh tranh, được phân vào 6 nhóm: Thức Ăn, Thức Uống, Thảo Dược, Dệt Vải, Hàng Lưu Niệm – Trang trí và dịch vụ du lịch nông thôn. Những sản phẩm và dịch vụ này có tiềm năng to lớn để trở thành thương hiệu quốc gia, góp phần phát triển bền vững kinh tế nông thôn.
Kết nối văn hóa, sản phẩm làng nghề và khách du lịch chưa đủ để đảm bảo thành công cho sản phẩm du lịch văn hóa. Chúng ta cần xây dựng một nhịp cầu nối văn hóa của du khách với văn hóa địa phương. Điều này có nghĩa là sản phẩm làng nghề phải dựa trên mong muốn, nhu cầu của khách hàng – khách du lịch.
Chúng tôi nhắm đến du khách trong nước và quốc tế, quan tâm đến vấn đề bảo tồn văn hóa địa phương và phát triển bền vững. Họ sẵn sàng mua những sản phẩm gắn liền với văn hóa, lịch sử địa phương, hữu dụng và có nét độc đáo chân thật. Chúng tôi chỉ tập trung vào những làng nghề thỏa mã nhu cầu đó và nếu nông dân, nghệ nhân có thể sống được với với việc sản xuất truyền thống.
Slow Travel Huế cam kết mạnh mẽ trong việc bảo tồn và làm sống lại nghệ thuật và làng nghề truyền thống. Trước khi có thể phát triển các tour làng nghề chuyên sâu ở tầm quốc gia và khu vực, chúng tôi lấy “Crafted in Hue” ̣̣̣̣̣̣chứng nhận sản phẩm làng nghề Huế, như dự án thí điểm, dựa trên hai trụ cột chính:
Xứ Huế còn gìn giữ một kho báu các làng nghề và nghệ thuật chưa được khai thác, với 69 làng nghề bên trong 88 làng cổ còn nguyên vẹn. Phước Tích nổi tiếng với đồ gốm, Tây Hồ làm nón, Phường Đúc đúc đồng, Bao La đan lát mây tre, A Lưới dệt thổ cẩm dzèng, Thanh Tiên, làng Sình với hoa giấy ngũ sắc và tranh dân gian. Các làng nghề rất phồn thịnh một thời phong kiến để phục vụ nhu cầu thẩm mỹ của giới quý tộc, nhưng giờ đây đang vật lộn để sống còn. Cũng có những nghề truyền thống tái sinh như Tranh Giấy Nghệ Thuật Trúc Chỉ, Pháp Lam rất đáng để lan tỏa.